Ý nghĩa tết trung thu luôn được rất nhiều người tìm kiếm để hiểu hơn về ngày lễ đầy niềm vui và sự đoàn viên của dân tộc. Tết trung thu là ngày lễ đoàn viên và mọi người thường quay về với gia đình.
Vậy ý nghĩa tết trung thu là gì và ngày tết này có những phong tục gì liên quan? Hãy cùng khám phá ngày lễ hội thú vị này qua nội dung sau đây.
Ý nghĩa tết trung thu là gì?
Từ ngàn năm nay cứ mỗi dịp thu về, người ta lại nô nức chào đón tết trung thu vào ngày 15/8 âm lịch. Dưới ánh trăng sáng vành vạch cùng nhau phá cỗ trò chuyện và ước nguyện một đời bình an. Nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc và ý nghĩa của tết trung thu.
Vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu. Vào ngày ý nghĩa tết trung thu này, mọi người thường mua và làm nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến, treo trong nhà và hoặc tổ chức cho trẻ em rước đèn.
Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác. Đây là dịp để các bậc cha mẹ, ông bà tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cháu. Đây cũng là dịp để tình yêu gia đình thêm khăng khít, gắn bó.
Cũng trong dịp này, mọi người mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác nhằm thể hiện sâu sắc hơn cho ý nghĩa tết trung thu.
Ngoài ý nghĩa tết trung thu vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ. Nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu
Nhiều người bảo rằng tết Trung Thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về tết trung thu khác nhau.
Nếu như trung thu của người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chú Cuội chị Hằng.
Hay từ câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường, nguồn gốc của tết trung thu gắn liền với nàng Dương Quý Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính.
Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Vì niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ.
Vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Quý Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra tết trung thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.
Còn ở Việt Nam, nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, tết trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long, là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.
Ý nghĩa tết trung thu và Phong tục chơi đèn lồng
Tết trung thu không thể thiếu đi hình ảnh chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Đối với người dân Trung Hoa, đèn lồng được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho sự may mắn bình an.
Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào thì thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa.
Nói về nét văn hóa nữa của người Trung Hoa dịp trung thu được lưu truyền đến nay phải kể đến đèn Khổng Minh. Đèn Khổng Minh thường có kích thước lớn, dán giấy xung quanh và thắp nến ở giữa. Sau khi viết ước nguyện lên đèn thì thả lên bầu trời.
Trong ánh trăng vàng thì từng ngọn đèn được đồng loạt thả làm sáng rực cả một vùng trời. Từng ngọn đèn tựa như những ngôi sao sáng lấp lánh gửi thời thỉnh cầu của con dân tới các vị thần linh.
Còn đối với người Việt, đèn lồng trung thu được làm cho trẻ em chơi trung thu là chính. Những chiếc đèn với vô số hình dáng từ bông hóa, cá, gấu…vô cùng xinh đẹp sáng rực càng làm nổi bật hơn cho ý nghĩa tết trung thu.
Ý nghĩa tết trung thu – Phong tục ngắm trăng rằm
Vào dịp tết trung thu hầu hết người dân Trung Hoa sẽ đổ ra đường để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trăng rằm. Khoảnh khắc trăng lên vô cùng thiêng liêng với nhiều người, ánh trăng là biểu hiện sự sum vầy của các thành viên trong gia đình với nhau.
Còn ở Việt Nam, trăng có một ý nghĩa rất to lớn của đất nước có nền văn hóa lúa nước. Ngày rằm tháng 8 là lúc cảnh trời đất đẹp nhất, khí hậu mát mẻ, ánh trăng sáng soi rõ từng cảnh vật về đêm.
Thời điểm này cũng là lúc việc nông nhàn nhất. Mọi người khi đó có thể thảnh thơi ngắm cảnh thưởng nguyệt mà hòa mình vào đất trời.
Lời kết
Qua nội dung trên bạn đã hiểu hơn về ý nghĩa tết trung thu rồi đúng không nào? Ngày tết này mang ý nghĩa sum vầy và ấm áp mọi người có được niềm vui trọn vẹn nhất. Vì thế, hãy nhân cơ hội này tổ chức những bữa tiệc sum họp đoàn viên cùng gia đình mình để ý nghĩa tết trung thu càng thêm trọn vẹn hơn các bạn nhé!
>>> Xem thêm: 567Live – Vũ Trụ Gái Xinh Hàng Đầu Việt Nam
>>> Xem thêm: Trung thu ngắm idol 567live cực hấp dẫn số 1 Việt Nam